Chú thích Chùa_Cây_Mai

  1. Chùa Cây Mai và chùa Phụng Sơn có vài điểm giống nhau, như: đều được xây cất trên gò có trồng mai và trên nền một ngôi chùa cổ thuộc nền văn hóa Óc Eo. Ngoài ra, còn do chữ Khâu có nghĩa là gò, nên có người cho rằng tên Mai Khâu Tự dùng để chỉ chùa Gò (xem [liên kết hỏng] Mai Sơn Tự Và Mai Khâu Tự].Để kết luận vấn đề này, cần phải nghiên cứu thêm).
  2. Do hoa có màu trắng. Sách Hỏi đáp về Sài Gòn-TP. HCM tập 6, đã dẫn bên dưới, mô tả: Hoa chỉ có bốn cánh và hai tai hoa. Hoa chỉ nhỏ bằng hạt nút áo, nụ hoa tròn như hạt tiêu. Nam mai đơm bông ngay thân cây, nách cây.
  3. Do hình dáng tương tự như cây mù u, nhưng lớp vỏ của nam mai sần sùi, không trơn láng như mù u.
  4. 1 2 Dẫn lại trong Hỏi đáp về Sài Gòn-TP. HCM tập 6, Nhà xuất bản. Trẻ, 2006, 109-110.
  5. Gia Định thành thông chí, Sơn xuyên chí.
  6. Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nhà xuất bản TP. HCM, 1995, tr. 223.
  7. Những năm 1856-1857, Phan Văn Trị đã cùng với Tôn Thọ Tường sáng lập nhóm Bạch Mai thi xã ở Gia Định. Nhóm này gây được tiếng vang mạnh mẽ vào khoảng giữa những năm 50 của thế kỷ 19. Xu hướng chung của nhóm là ca ngợi thiên nhiên đất nước, đề cao thú vui của kẻ sĩ. Khi quân Pháp đánh chiếm vùng này thì thi xã cũng tan rã luôn. Theo [liên kết hỏng] và
  8. Trương Hảo Hiệp (1795-1851), là người Tân Long (sau này là Chợ Lớn), làm quan thời nhà Nguyễn. Có sáng tác tập thơ Mộng Mai Đình thi thảo, trong đó có nhiều bài ca ngợi cảnh chùa Cây Mai khá đặc sắc.
  9. Léopold Pallu, Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1961 (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861), do nhà xuất bản Hachette in tại Pháp năm 1864 (Bản dịch của Hoang Phong. Nhà xuất bản Phương Đông, 2008, tr. 46).
  10. Trương Ngọc Tường và Võ Văn Tường, đồng tác giả của bộ sách Những ngôi chùa nổi tiếng (Nhà xuất bản Trẻ, 2006, tr. 73) và Nguyễn Hiền Đức, sách đã dẫn, đều ghi đơn giản như vậy. Vì thế, không biết ở Bà Hom, chùa tọa lạc ở đâu và hiện nay chùa vẫn còn hay đã mất.
  11. Vương HỒng Sển, Sài Gòn năm xưa. Nhà xuất bản. Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 92-93.
  12. Xem[liên kết hỏng]